Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, ung thư đang là bệnh phổ biến ở Việt Nam. Đảng, Nhà nước, Chính phủ dành ưu tiên và nguồn lực đầu tư cho khám, chữa bệnh với mục tiêu giảm tỷ lệ ung thư tại Việt Nam, hoàn thiện cơ chế chính sách nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Bệnh viện K cần phải tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, có khát vọng, chiến lược, phấn đấu sớm trở thành trung tâm ung bướu hàng đầu trong khu vực, điểm đến tin cậy không chỉ đối với người bệnh mà còn với các đồng nghiệp và bạn bè quốc tế.
Bệnh viện K cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân thay đổi lối sống với mục đích hạn chế và giải quyết các vấn đề gây ung thư. Lấy người bệnh là trung tâm, nâng tầm đổi mới, phấn đấu đưa Bệnh viện K trở thành trung tâm ung bướu của cả nước và trong khu vực.
Tăng cường khám và sàng lọc sớm ung thư giúp hiệu quả điều trị cao, chi phí thấp. Áp dụng các phương pháp hiện đại của thế giới, tiên phong trong chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp người bệnh tiếp cận với các phương pháp mới. Triển khai bệnh viện vệ tinh, chuyển giao công nghệ cho bệnh viện tuyến dưới, hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệm của các nước trong công tác đào tạo đội ngũ thầy thuốc và nghiên cứu điều trị.
Bệnh viện cần có các chính sách đào tạo, thu hút nhân tài, quan tâm hơn nữa đến đời sống của cán bộ viên chức, người lao động của bệnh viện.
Phó Thủ tướng cho rằng bệnh viện cần phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho phát triển cơ sở vật chất hiện đại, xây dựng thêm các khu điều trị kỹ thuật cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần quan trọng giảm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân và gia đình, giảm nhu cầu người dân ra nước ngoài chữa bệnh và thu hút người nước ngoài điều trị tại bệnh viện. Đặc biệt ưu tiên bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn, người bệnh ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Thực tế tại Bệnh viện K vẫn còn hiện tượng thiếu máy móc, người bệnh phải xạ trị đêm thậm chí 3 - 4h sáng. Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu Bệnh viện K lên kế hoạch đầy đủ, có thể mua máy bằng ngân sách hay huy động xã hội hóa để chấm dứt cảnh tình trạng trên. Bộ Y tế cần quan tâm và trong tháng 11, 12 báo cáo Chính phủ giải quyết vấn đề này.
Dù là mô hình mới song “Chợ 4.0” đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tiểu thương và người dân Thái Nguyên. Thống kê cho thấy, tại 11 chợ đã triển khai, có 70% số tiểu thương đã tạo mã QR Code phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, 50% số tiểu thương được tạo mã có phát sinh giao dịch thanh toán online. Số giao dịch trực tuyến bình quân hàng tháng của mỗi tiểu thương từ 10 - 20.
Riêng tại chợ Đại Từ - điểm chợ 4.0 được làm sớm và toàn diện nhất, hiện có hơn 300 tiểu thương tạo mã QR Code phục vụ thanh toán không tiền mặt, chiếm tỷ lệ 80% tổng số tiểu thương. Trong đó, có 200 tiểu thương tham gia tích cực, phát sinh 2.900 giao dịch hàng tháng với dòng tiền 3,3 tỷ đồng; bình quân mỗi người có 21 giao dịch/ tháng.
Đại diện UBND tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các đơn vị cung cấp dịch vụ và địa phương mở rộng mô hình chợ 4.0 ra các chợ trên quy mô toàn tỉnh. Mục tiêu đặt ra trong năm 2022 là mỗi huyện triển khai mô hình chợ 4.0 tới tối thiểu 5 chợ trên địa bàn.
Khi triển khai mô hình chợ 4.0 tại 12 chợ truyền thống, Thái Nguyên cũng gặp một số khó khăn như: nhiều người chưa có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ người dân nông thôn thanh toán không dùng tiền mặt còn ở mức thấp.
Nhận thức rõ các hạn chế trên, đại diện UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, tới đây, tỉnh sẽ triển khai một số giải pháp để nâng cao hiệu quả mô hình chợ 4.0, cụ thể như chú trọng tuyên truyền cho nhân dân về các lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt; phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong hướng dẫn, vận động người dân sử dụng, cài đặt nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt…
Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về chuyển đổi số, Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Theo kết quả đánh giá chuyển đổi số - DTI năm 2021 vừa được Bộ TT&TT công bố, ở nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thái Nguyên xếp ở vị trí thứ 8, tăng 4 bậc so với DTI năm 2020. Trong đó, về các chỉ số thành phần của DTI 2021, Thái Nguyên xếp thứ 2 về nhận thức số, thứ 23 về thể chế số, thứ 27 về hạ tầng số, thứ 5 về nhân lực số, thứ 9 về an toàn thông tin mạng, thứ 20 về hoạt động chính quyền số, thứ 16 về hoạt động kinh tế số và thứ 24 về hoạt động xã hội số." alt=""/>Hơn 2.100 tiểu thương tại Thái Nguyên tham gia mô hình chợ 4.0Các nhà khoa học của trường King London (Anh) đã xem xét dữ liệu của hơn 37.000 người. Những người tham gia được yêu cầu ăn uống như bình thường trong 1 tuần. Sau đó, họ chỉ ăn trong khung thời gian kéo dài 10 giờ trong 2 tuần tiếp theo (ăn sáng lúc 9h và ăn tối trước 19h). Nhóm tình nguyện viên được yêu cầu ghi lại thông tin về tâm trạng, năng lượng và mức độ đói của mình.
Theo Daily Mail, phân tích cho thấy khi nhịn ăn 14 giờ mỗi ngày, mọi người có năng lượng và tâm trạng tốt hơn và ít đói hơn. Gần như tất cả người tham gia đều chọn tiếp tục chế độ ăn gián đoạn thêm vài tuần nữa.
Những người nhất quán với thời gian ăn uống của mình sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn nhóm thay đổi mốc thời gian ăn uống hằng ngày.
Tiến sĩ Sarah Berry cho biết: "Đây là nghiên cứu lớn được kiểm soát chặt chẽ để chứng minh rằng việc nhịn ăn gián đoạn có thể cải thiện sức khỏe của bạn trong môi trường thực tế. Điều thực sự thú vị là phát hiện cho thấy bạn không cần phải hạn chế quá nhiều để thu nhận kết quả tích cực”.
Khung thời gian ăn uống kéo dài 10 giờ, phù hợp với hầu hết mọi người, đã cải thiện tâm trạng, mức năng lượng và cơn đói.
Phó giáo sư Kate Bermingham nói thêm: “Tác động của thực phẩm đến sức khỏe không chỉ ở những gì bạn ăn mà còn ở thời điểm bạn dùng bữa. Nhiều người sẽ cảm thấy no và thậm chí giảm cânnếu hạn chế ăn trong khoảng thời gian 10 giờ”.
Một số nghiên cứu gần đây cũng xem xét mối liên hệ giữa ăn vặt sau 21h và tác động tới sức khỏe.
Hơn 800 người ở Anh được yêu cầu ghi lại mọi bữa ăn nhẹ họ đã ăn trong vòng 2 đến 4 ngày. Sau đó, các nhà khoa học phân tích lượng đường trong máu của những người tham gia để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và lượng mỡ trong máu liên quan đến nguy cơ đau tim và đột quỵ. Theo đó, những người ăn vặt sau 21h có các chỉ số sức khỏe kém hơn.